Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019

Đầu tư bất động sản theo cách của tỷ phú Donald Trump

Giống như Warren Buffet với câu nói nổi tiếng: Hãy đầu tư bất động sản tốt với giá cao chứ đừng mua bất động sản trung bình với giá rẻ, Donald Trump luôn sẵn sàng mở hầu bao chi rộng tay cho những dự án bất động sản tiềm năng.

Triết lý kinh doanh bất động sản của Donald Trump - vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đầy tính thực tế và vô cùng hiệu quả.

Bí quyết đầu tư bất động sản khác thường

Trong cuốn sách Những chiến lược của Trump cho bất động sản của tác giả Georger H. Ross và Andrew James McLean – cố vấn cấp cao của Tổ chức Trump cho biết, Trump nghĩ nguyên tắc vị trí – vị trí và vị trí không phải lúc nào cũng đúng. 
Quan trọng nhất là việc nâng cao giá trị của bất kỳ vị trí nào, nghĩa là sử dụng tầm nhìn, sự sáng tạo để thay đổi giá trị cho bất động sản, mang lại cơ hội đầu tư tốt hơn.
Trump tìm kiếm 4 yếu tố để xác định địa điểm đầu tư bất động sản, đó là view đẹp, sự tin tưởng, tiềm năng phát triển và sự tiện lợi. Khi thực hiện các dự án bất động sản, Donald Trump luôn hướng tới những thiết kế với phong cách độc đáo cho sản phẩm, để tạo dấu ấn, lòng tin đối với khách hàng và tạo được thương hiệu cho riêng mình.
Ông Trump không bao giờ tham gia vào những việc tầm thường, mà phải làm việc gì đó thật đặc biệt. Nếu Trump xây dựng một tòa chung cư, đó phải là một tòa nhà sang trọng nhất, lớn nhất và tốt nhất trong khu vực. 
Điều này đã thể hiện trong quyết định của Donald Trump khi thực hiện sáng kiến về Tòa Tháp Quốc tế Trump (Trump World Tower).
Trump World Tower

Những thương vụ bất động sản của Trump

Tỷ phú Donald Trump khởi nghiệp tại công ty bất động sản của cha là Elizabeth Trump & Son. Năm 1975, ông Donald Trump lao vào mặt trận địa ốc với những dự án lớn như khách sạn Commodore Hotel, Grand Hyatt Hotel New York…, tất cả các bất động sản của Trump đều có giá trị gia tăng theo thời gian. Theo đó, các nhà đầu tư vào bất động sản của Trump cũng sẽ hưởng lợi lớn từ những quyết định của ông.
Đơn cử như tòa cao ốc The Trump Building tại 40 Phố Wall. Trump mua và cải tạo lại cao ốc này với giá 1 triệu USD vào năm 1995. Theo Forbes, thu nhập ròng trước thuế của tòa nhà vào năm 2011 là 20,89 triệu USD và tòa nhà được định giá từ 350–400 triệu USD.
Năm 1985, ông Trump mua lại biệt thự Mar-a-Lago rộng 10 nghìn m2 với giá 9 triệu USD rồi cải tạo thành câu lạc bộ tư nhân có 126 phòng nghỉ. Thu nhập từ resort này trong năm 2017 lên tới 37,2 triệu USD so với 15,60 triệu USD năm 2014. Công trình được định giá gần 250 triệu USD vào năm 2013.
Năm 2008, Forbes ước tính Trump thu được lợi nhuận khủng 43 triệu USD khi bán lại khu dinh thự Palm Beach 4.000 m². Forbes ước tính ông thu lời 43 triệu USD sau giao dịch. 
Trump cũng sở hữu hai căn hộ tại Palm Beach, Florida, liền kề với câu lạc bộ Mar-a-Lago của ông. Hai căn hộ được ông sử dụng như là một khoản đầu tư bất động sản hơn là nơi nghỉ mát cho gia đình. Hai căn hộ có giá lần lượt là 6,5 triệu và 3 triệu USD.
Trump thu về gần 200 triệu USD mỗi năm từ các sân golf và khu nghỉ dưỡng như Trump National Golf tại Sterling, Trump National Golf Club tại Briarcliff Manor, New York, Trump National Golf Club tại Bedminster, New Jersey. Các khu nghỉ dưỡng, sân golf và câu lạc bộ của ông ước tính trị giá 1,57 tỉ USD.
Theo Nhịp sống kinh tế
Xem thêm tin bất động sản khác:

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Một năm "thắng đậm" của nhà đầu tư đất nền khu Đông Sài Gòn, nhưng liệu 2019 còn "hốt bạc"?

Theo nhận định của giới kinh doanh bất động sản, mặt bằng giá đất nền một số khu vực ở quận 2, quận 9, Thủ Đức... hiện đang cao hơn khoảng 20% đến 30% so với thời điểm đầu 2018. Tuy nhiên, giao dịch lại có xu hướng chậm lại, và có phần trầm lắng so với năm ngoái.

Khảo sát thực tế thị trường, cho thấy so với thời điểm gần Tết cùng kỳ năm ngoái, tình hình thị trường đất nền tại khu vực Q.2, Q.9, Q.Thủ Đức (Tp.HCM) ....diễn biến trái chiều. Nếu như thời điểm này năm ngoái thị trường đất nền khu Đông “nóng sốt”, nhà nhà người người đi mua đất, môi giới hoạt động nhộn nhịp thì nay cảnh giao dịch ảm đạm do nguồn cung hạn chế, môi giới cũng vì thế hoạt động cầm chừng.

Giá nhà đất vẫn giữ ở mức cao

Tiếp xúc với các môi giới khu vực được biết, việc tìm nguồn hàng đất thổ cư bán cho khách mua khá khó khăn ở giai đoạn này. Ngay cả nguồn hàng thứ cấp cũng ít ỏi khi NĐT vẫn chờ đợi. 
Dọc các trục đường chính khu vực Q.2, Q.9 ở thời điểm này, chỉ một số dự án phân lô lẻ (chưa tách sổ riêng từng nền) được một số môi giới rao bán, hướng đến đối tượng khách đầu tư. Không còn cảnh mua bán nhộn nhịp hay người mua thực ồ ạt xem đất dịp giáp Tết như những năm trước là thực tế đang diễn ra tại khu Đông thời điểm cuối năm.


Khu Đông hiện nay phần lớn dân sale đang tập trung vào dự án VinCity của tập đoàn VinGroup, thay vì đất nền như năm ngoái.
Báo cáo thị trường của Hội môi giới bất động sản gần đây cũng cho thấy giao dịch đất nền tại TP.HCM có xu hướng giảm rõ rệt. Nguồn hàng sơ cấp dường như cạn kiệt cung mới. Hàng thứ cấp được chào bán ra thị trường không nhiều với mức chênh từ 20-25% so với giai đoạn mua vào từ đầu năm 2018 hoặc cuối năm 2017.
Giới buôn bán đất nền nơi đây, cho biết so với hồi giữa năm thì đất nền ở khu vực này được nhiều nhà đầu tư bán ra trên thị trường thứ cấp với mức giá trung bình tăng khoảng 10-15%.
Không kỳ vọng sốt đất trong năm 2019
Theo giới chuyên môn, hiện ở khu Đông không phải không có quỹ đất để phát triển các dự án mới nhưng do nhiều dự án đang vướng thủ tục pháp lý nên chưa thể triển khai kinh doanh. Điều này dẫn tới nguồn cung sơ cấp đang khan hiếm.
Theo dự báo của nhiều NĐT có kinh nghiệm ở khu vực này, năm 2019 và những năm tiếp theo nhiều khả năng giá đất khu vực này sẽ vẫn đi lên, tuy nhiên sẽ không xảy ra những đợt sốt nóng cục bộ, mà xu hướng là tăng bền vững.
Bởi lẽ nguồn cung những nền đất có pháp lý hoàn thiện ở những nơi dân cư đông đúc không nhiều, giao dịch nguồn cung thứ cấp sẽ sôi động. Hơn nữa, hạ tầng khu Đông cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện nên sẽ kéo giá nhà đất tăng.
Ông Ngọc Đông, một NĐT lâu năm sống tại Q.9 cho hay, thị trường đất nền khu Đông trầm lắng đến từ nhiều nguyên nhân. Đầu tiên phải kể đến vấn đề pháp lý, thủ tục ra dự án không còn dễ dàng như trước nên nguồn cung ra thị trường ít hẳn; cả chủ đầu tư và NĐT vẫn ở trạng thái chờ đợi sự cởi mở chính sách từ phía chính quyền mới dám ra hàng.
Ngoài ra, thực tế giá đất khu Đông đã chạm ngưỡng khá cao, một số khu vực đã lên đến cả hơn 100 triệu đồng/m2 (Q.2) hay 50-60 triệu đồng/m2 (một số khu vực của Q.9), cho nên nhu cầu mua thực giảm do không đủ tài chính.
Ngoài ra, theo tìm hiểu từ nguồn môi giới và NĐT, giai đoạn cuối năm đất nền khu Đông trầm lắng một phần đến từ việc dự án VinCity chưa chính thức mở bán. Nhiều NĐT dự báo nếu dự án này mở bán chính thức vào năm 2019, nhiều NĐT dồn về khu vực này thì phân khúc đất nền dự báo sẽ tốt lên.
Hạ tầng vẫn là điểm nhấn của khu vực này, theo các chuyên gia đây tiếp tục là yếu tố gia tăng giá trị của thị trường BĐS khu Đông trong đó có phân khúc đất nền. Một số dự án đất nền khu vực P.Long Phước, P.Long Bình (Q.9) bắt đầu rục rịch "ăn theo" hạ tầng, tiện ích của đại đô thị VinCity Quận 9.
Theo các chuyên gia, ở một số khu vực tại khu Đông, NĐT vẫn vào thị trường được tở giai đoạn này khi giá ở một số nền còn ở ngưỡng 24-26 triệu đồng/m2. Cũng theo dự báo, thời điểm đầu năm 2019 khi nhu cầu ở thực có dấu hiệu tăng lên cũng là cơ hội để NĐT còn sản phẩm chốt lời.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

Tuyển nhân viên kinh doanh Bất động sản

Do nhu cầu mở rộng thị trường, công ty Bất động sản Lộc Phát Tài cần tuyển 30 nhân viên kinh doanh bất động sản làm việc tại TP.HCM. Thông tin cụ thể như sau:



Mô tả Công việc

- Tìm kiếm, khai thác khách hàng có nhu cầu mua bán, đầu tư bất động sản và chào bán các dự án đất nền mà Cty đang triển khai.
- Thực hiện kế hoạch kinh doanh đựơc giao.
- Tư vấn khách hàng, đưa khách đi xem dự án.
- Hỗ trợ khách hàng hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết để sang tên.
- Xây dựng kế hoạch làm việc cho bản thân và đóng góp ý kiến xây dựng Cty phát triển.

Yêu Cầu Công Việc

- Độ tuổi: 22 – 30 tuổi.
- CÓ ĐAM MÊ KIẾM TIỀN VÀ KHÁT KHAO PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
- Ngoại hình lịch sự, gọn gàng, nhanh nhẹn.
- Tốt nghiệp Trung cấp trở lên ở các ngành nghề.
- Ứng viên chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo đầy đủ.
- Giao tiếp: Trình bày mạch lạc – rõ ràng và thuyết phục được người nghe.
- Phong cách: NHIỆT HUYẾT, Năng động, Nhạy bén, Trung thực, Ham học hỏi và Cầu tiến.
- Kỹ năng mềm: Có kỹ giao tiếp và đàm phán là một lợi thế.

Quyền Lợi :Thu nhập không giới hạn, cụ thể:

+ Lương cơ bản tối thiểu 5 triệu và lũy tiến đến 15-20 triệu tùy vào kết quả làm việc.

+ Hoa hồng cao từ 15 - 50tr/sp => thu nhập KHỦNG, không giới hạn
Được làm việc trong môi trường năng động và chuyên nghiệp.
Có cơ hội thử thách bản thân và thăng tiến thông qua việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh.
Có chương trình đào tạo cho những ứng viên chưa có kinh nghiệm.
Được tham gia đầy đủ chế độ BHXH theo Luật lao động.
Thưởng lễ, tết, lương tháng 13.
Du lịch hàng năm.

Thông tin khác

Bằng cấp: Trung cấp
Độ tuổi: 22 - 30
Hình thức: Nhân viên chính thức
Nộp hồ sơ trực tiếp tại công ty

Giới thiệu về công ty Bất động sản Lộc Phát Tài
Trụ sở: 88E, Đường 339, P. Phước Long B, Quận 9, Tp. HCM.
Website: BdsLocPhatTai.com
Hotline: 0868 247 989

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Đất vùng ven: Có nên xuống tiền?

Dòng vốn thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu lan tỏa mạnh mẽ từ khu vực trung tâm TP.HCM đến vùng ven thời gian gần đây.
Làn sóng đầu tư còn lan tỏa đến các huyện thuần nông khác như Bình Chánh, Nhà Bè hay Cần Giờ, Cần Giuộc (Long An). Ảnh: Quý Hòa
Nhờ quỹ đất sạch còn dồi dào, chất lượng hạ tầng giao thông ngày càng cải thiện, các vùng đất này có tiềm năng cất cánh để trở thành những khu đô thị vệ tinh mới của thành phố trong thời gian tới. Dù vậy, rủi ro đầu tư vào các quận huyện ngoại thành cũng không phải nhỏ mà khá nhiều bài học trong quá khứ đã chỉ ra.
Điển hình là mới đây ở Long An, Công ty Bất động sản Nam Long cùng 3 nhà đầu tư khác gồm Nishi-Nippon Railroad, TBS Group, Đầu tư Tân Hiệp triển khai giai đoạn 1 của dự án Waterpoint có tổng vốn đầu tư 6.900 tỉ đồng. Tỉ lệ góp vốn của 4 doanh nghiệp nói trên lần lượt là 50%, 35%, 10% và 5%. Đi cùng với sự kiện này, Nam Long cũng đã huy động được thêm 660 tỉ đồng trái phiếu, bổ sung nguồn vốn đầu tư.

Có thể thấy sự có mặt của các nhà đầu tư mới là cú hích cho Nam Long bởi mặc dù là dự án trọng điểm nhưng Waterpoint bị ngâm khá lâu và từng nằm trong danh sách cân nhắc chuyển nhượng để giảm hàng tồn kho năm 2017. Mặt khác, việc tái khởi động dự án này cho thấy Nam Long rất kỳ vọng vào sự chuyển mình của thị trường bất động sản phía Tây Bắc thành phố, nhất là khi ngày càng nhiều chủ đầu tư lớn khác cũng tham gia vào thị trường khu vực này.

Đó là động thái đầu tư hàng tỉ USD của Tập đoàn Tuần Châu, hay sau thời gian dài đóng băng, dự án GS Củ Chi rộng 200ha của CT Group đã tìm được một chủ nhân mới là Vinhomes trong một thương vụ M&A có giá trị khoảng 1.760 tỉ đồng. 

Làn sóng đầu tư còn lan tỏa đến các huyện thuần nông khác như Bình Chánh, Nhà Bè hay Cần Giờ, Cần Giuộc (Long An), đẩy giá đất tại các khu vực này tăng chóng mặt, thậm chí có nơi tăng gần 100%. Thông tin Thủ tướng có thể cho phép TP.HCM chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang đất công nghiệp - dịch vụ càng bơm thêm sức nóng, khiến nhiều nhà đầu tư đổ xô đến các địa phương vùng ven để săn lùng các lô đất có tiềm năng.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, thị trường bất động sản TP.HCM hiện có xu thế hướng ra vùng ven rất rõ nét, do quỹ đất ở khu vực trung tâm không còn nhiều. Ngoài ra, Thành phố đã đưa ra chính sách siết chặt cấp phép xây dựng dự án bất động sản ở khu trung tâm để đẩy mạnh chương trình giãn dân, nên các doanh nghiệp sẽ phải dịch chuyển ra ngoại ô để phát triển dự án.

Theo ông Châu, quy mô thị trường bất động sản TP.HCM hiện nay đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính của Thành phố và đã có tính lan tỏa tại các tỉnh giáp ranh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai... Vì vậy, không khó hiểu khi phân khúc đất nền khu vực ngoại thành diễn biến sôi động từ đầu năm đến nay, ngược lại với sự chững lại của phân khúc căn hộ. Theo ghi nhận của Công ty Savills Việt Nam, nguồn cung đất nền sơ cấp đạt con số khoảng 2.870 trong quý II/2018, với tỉ lệ hấp thụ 68%.

Các dự án mới giao dịch mạnh mẽ chiếm 60% tổng số giao dịch đất nền trong quý, trong đó Củ Chi dẫn đầu với 48% tổng lượng giao dịch. “Tính đến năm 2020, nguồn cung mới dự kiến đạt 16.300 căn/nền. Khu Đông và Củ Chi chiếm 65% nguồn cung tương lai”, Savills nhận định.

Tất nhiên, việc tham gia vào thị trường cách xa khu trung tâm cũng hàm chứa những rủi ro khó lường cho các nhà đầu tư. Đó có thể là những thách thức về định vị phân khúc sản phẩm sao cho phù hợp với năng lực hấp thụ của đại đa số khách hàng có thu nhập không cao như ở các quận trung tâm.

Ở một số khu vực, các dự án hạ tầng khủng vẫn còn nằm trên giấy chưa biết thời điểm chính xác được triển khai hay lãi suất cho vay đang dần tăng có thể ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và gánh nặng nợ cho các dự án trong thời gian tới. Thiếu thông tin minh bạch cũng là rào cản gây tâm lý do dự cho người mua nhà.

Thực tế đã có nhiều bài học khá cay đắng khi lựa chọn đầu tư vào thị trường vùng ven của các doanh nghiệp địa ốc. Đơn cử như dự án 2 tỉ USD Happy Land tại Bến Lức (Long An) của Khang Thông. Do gánh nặng nợ quá lớn, dự án này đang bị Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An kê biên, phát mãi tài sản trong khi khá nhiều hạng mục của dự án vẫn chỉ là bãi đất trống sau gần 7 năm đầu tư.

Đó còn là trường hợp chưa mấy thành công của thành phố mới Bình Dương, thành phố mới Nhơn Trạch trong con sốt bất động sản năm 2008. Vì vậy, bên cạnh những kỳ vọng vào sự đổi đời của các quận huyện ngoại thành nhờ các dự án siêu khủng, năng lực triển khai thực sự của các chủ đầu tư là điều cần thêm thời gian để trả lời.

Nhiều dự báo cho thấy đất nền vẫn là kênh đầu tư được lựa chọn hàng đầu 6 tháng cuối năm 2018. Dù vậy, trong bối cảnh thị trường hạ nhiệt, người mua sẽ cẩn trọng hơn khi ra quyết định đầu tư. Đặc biệt, khi thị trường hạ nhiệt sẽ kèm theo đó là những bất ổn và rủi ro đối với các bên, trong đó có rủi ro đối với nhà đầu tư cá nhân. Để đảm bảo đầu tư an toàn trong điều kiện thị trường biến động, tất cả các bên cần điều chỉnh chiến lược đầu tư phù hợp với thực tế thị trường.
Theo NCĐT

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Những lý do giúp bất động sản thương mại “lên ngôi”

Khả năng mang lại lợi nhuận tốt, tính thanh khoản cao giúp bất động sản thương mại trở thành món hàng đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm...
Bất động sản thương mại đang được nhiều khách hàng lựa chọn

Khám phá tiềm năng bất động sản thương mại

Bất động sản thương mại là loại hình kinh doanh thương mại lấy lợi thế về vị trí, hạ tầng, tiện ích để cung cấp dịch vụ cho cộng đồng. Do đặc thù này nên các dự án bất động sản thương mại thường tọa lạc trên các con đường lớn, ngã tư và giữa các khu dân cư đông đúc...

Các loại hình bất động sản khai thác thương mại phổ biến nhất hiện nay là khách sạn, nhà hàng, mặt bằng bán lẻ, trung tâm thương mại…

Bất động sản thương mại có thể sinh lời qua hoạt động kinh doanh nên được nhiều nhà đầu tư săn tìm và xem như một tài sản để dành, giá trị tăng theo thời gian cũng như dễ dàng cho thuê lại để có nguồn thu nhập ổn định. Khi có nhu cầu bán lại, tính thanh khoản của bất động sản thương mại cũng tốt hơn so với các sản phẩm khác.

Anh Minh Khánh, một nhà đầu tư bất động sản nhiều kinh nghiệm, cho biết anh thường quan tâm đến các dự án nằm trong các khu dân cư sầm uất hoặc các khu vực phát triển kinh tế năng động, giao thông kết nối thuận lợi. Bởi so với những dự án chỉ để ở thì các bất động sản có vị trí chiến lược có thể khai thác kinh doanh nên tốc độ tăng giá nhanh hơn và mua đi bán lại cũng dễ dàng hơn.

Gần đây những dự án nằm ở các khu vực giao thông phát triển, đông cư dân và sẵn có các tiện ích như trường học, bệnh viện, chợ, siêu thị… mỗi khi chủ đầu tư công bố ra thị trường đều bán hết trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, nhà đầu tư cần chú trọng các yếu tố như có sự hiện diện của các dự án tương tự hay không và kinh tế địa phương có tiếp tục tạo ra nhu cầu đối với bất động sản thương mại hay không?

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Hơn 70% "đất vàng" Thủ Thiêm thuộc về các ông lớn ngành địa ốc

Báo cáo "Thủ Thiêm - thời điểm vàng" vừa được công bố của JLL Việt Nam đề cập đến vô vàn cách thức mà các đại gia bất động sản tiếp cận quỹ đất tại khu đô thị mới được kỳ vọng hiện đại nhất Đông Nam Á. Và 71% số lô đất tại đây đã được phê duyệt về tay các đại gia địa ốc, hạ tầng.

Một cách phổ biến mà các đại gia bất động sản áp dụng là thông qua hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Theo đó, để đổi lấy cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới, cơ quan quản lý nhà nước sẽ cấp cho chủ đầu tư các lô đất. Đến nay, 45% tổng diện tích có thể phát triển đã được phê duyệt thực hiện qua hình thức BT.
Tiên phong đầu tư vào Thủ Thiêm theo hình thức BT, Đại Quang Minh đang thực hiện hàng loạt các dự án lớn về hạ tầng và khu dân cư. Cụ thể, Đại Quang Minh sẽ xây dựng 4 tuyến đường chính gồm đường ven sông Sài Gòn, đường ven hồ trung tâm, đại lộ vòng cung và đường châu thổ qua khu lâm viên sinh thái phía nam, cầu đi bộ và cầu Thủ Thiêm 2. Dự án làm công viên bờ sông (khoảng 9ha) và xây quảng trường trung tâm (quy mô khoảng 20ha) cũng đang được lập đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Tương tự, cũng đầu tư hạ tầng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, Công ty CP Đầu tư Hạ Tầng Kỹ Thuật Tp.HCM (CII) sẽ hoàn thiện đường trục Bắc - Nam (đoạn chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ) và xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc. Đổi lại, CII nhận được khoảng 6.000m2 đất sử dụng 50 năm (để xây văn phòng cho thuê), trả tiền thuê một lần và 90.000m2 đất sử dụng ổn định lâu dài (để xây nhà ở).
71% số lô đất tại Thủ Thiêm đã được phê duyệt. Ảnh: Lucas Nguyễn
Ngoài ra, UBND Tp.HCM cũng đã cho phép Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt nghiên cứu xây cầu Thủ Thiêm 4 nối khu đô thị này với đường Nguyễn Văn Linh (quận 7).
Một hình thức khác để tiếp cận quỹ đất Thủ Thiêm mà các ông lớn địa ốc áp dụng là qua hình thức đấu thầu. Những lô đất đầu tiên đã được mang ra đấu thầu từ năm 2011. Đến năm 2016, 10% diện tích có thể phát triển đã được chuyển giao qua hình thức đấu thầu cho các nhà đầu tư lớn đến cực lớn.
Theo Ban quản lý Thủ Thiêm, thời gian tới chính quyền sẽ tiếp tục mời đấu thầu 16% trong tổng diện tích có thể phát triển. Đáng chú ý nhất là 5 lô trong khu chức năng số 2a.
Tuy nhiên, một vấn đề gặp phải là các dự án vẫn xây dựng khá chậm. Tại Thủ Thiêm, khoảng 62% trên tổng diện tích sàn (trên mặt đất) vẫn chưa được xây dựng bởi nhiều chủ đầu tư còn đang gặp khó khăn khi làm thủ tục xin giấy phép đầu tư.
Những dự án đã xây tại Thủ Thiêm hiện chủ yếu là những dự án nhà ở. Tính đến nay, khu vực này vẫn chưa ghi nhận thêm kế hoạch phát triển dự án thương mại nào ngoài dự án thương mại phức hợp Thaco của Đại Quang Minh sẽ hoàn thành vào đầu năm 2018.
Theo đánh giá của JLL, quỹ đất ở Thủ Thiêm phần lớn đã có nhà đầu tư thông qua rất nhiều hình thức và chủ yếu thuộc về những tập đoàn quy mô đa ngành và ông lớn đầu ngành. Điều này cũng có nghĩa quỹ đất sạch còn lại trong khu đô thị này ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu đầu tư vào đây vẫn rất lớn.
JLL cũng cho biết, tính đến quý IV/2017, rất nhiều nhà đầu tư vẫn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Thủ Thiêm qua hình thức mua lại hoặc liên doanh với đối tác có uy tín trong nước. Trong tương lai, khu vực trọng điểm này được kỳ vọng sẽ phát triển bền vững nhờ xu hướng này.
Ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao của Công ty Tư vấn Kinh doanh hội nhập Toàn Cầu (GIBC) từng chia sẻ, Thủ Thiêm là khu vực mới đầy tiềm năng, nhiều điểm sáng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đây chưa phải là một thị trường hoàn hảo 100%. Thủ Thiêm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể, Thủ Thiêm dù rất thuận lợi để là nơi ở nhưng chưa tạo được sự thu hút, kết nối việc làm và vẫn kém sôi động ở các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí. Đây là nguyên nhân khiến Thủ Thiêm vẫn cách xa trục đô thị phía Nam Tp.HCM và khu trung tâm hiện hữu.
Cũng theo vị chuyên gia này, để thúc đẩy các nhà đầu tư rót vốn vào Thủ Thiêm, các chính sách, thủ tục hành chính xin giấy phép đầu tư cần thông thoáng hơn.
(Theo Vnexpress) 
Xem thêm:
- Đồng Nai: Siết phân lô đất lẻ, đất nền dự án hút nhà đầu tư
- Đất nền Bình Dương tăng nhiệt
- "Bong bóng" có xuất hiện khi bất động sản Sài Gòn tăng nhiệt?

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Đồng Nai: Siết phân lô đất lẻ, đất nền dự án hút nhà đầu tư

Sau khi chính quyền tỉnh Đồng Nai, một trong những địa phương có thị trường bất động sản khá phát triển, công bố hạn chế tình trạng phân lô bán lẻ các nền đất làm vỡ quy hoạch tổng thể tại nhiều địa phương như Biên Hòa, Trảng Bom, Long Thành… thì đất nền trong các dự án thuộc các địa phương này được nhiều nhà đầu tư và khách hàng săn đón khiến giá tăng nhanh.

Đất phân lô manh mún đe dọa quy hoạch, tiềm ẩn rủi ro 

Việc chính quyền tỉnh Đồng Nai siết chặt tách thửa, phân lô các khu đất lẻ của người dân như ngưng cấp phép phân lô, hạn chế chuyển đổi mục đích của nhiều khu đất nông nghiệp thành đất ở là hệ quả của quá trình đô thị hóa nhanh, vượt mức kiểm soát.

Đồng Nai có gần 3 triệu dân và tập trung ở các huyện thành thị như Biên Hòa, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch chiếm hơn 50% dân số toàn tỉnh. Đặc biệt, với địa thế cửa ngõ của thành phố lớn nhất nước và tập trung nhiều khu công nghiệp nên Đồng Nai có tốc độ đô thị hóa cao hàng đầu cả nước.

Chính vì vậy, thời gian qua, thị trường bất động sản ở đây sôi động do người nhập cư có nhu cầu mua nhà, đất để an cư. Kéo theo đó, nhiều người dân có quỹ đất nông nghiệp rộng bắt đầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phân lô bán nền, tạo nên thị trường hỗn loạn và giá đất tăng ảo, thiếu cơ sở.


Ông Nguyễn Quốc Vy Liêm, quyền Phó tổng giám đốc LDG Group, cho biết: “Các đất nền phân lô lẻ và bán sang tay hoặc bán công chứng vi bằng thường có nhiều yếu tố rủi ro. Thông thường các đất nền này chưa được quy hoạch bài bản nên pháp lý thường khó rõ ràng, hạ tầng không đảm bảo và không thể ở được vì thiếu cấp điện, nước…”.

Bên cạnh đó, các đất nền sang tay, không rõ ràng sẽ dễ bị nằm trong quy hoạch của nhà nước, không được chuyển nhượng hay xây dựng. Người mua là người chịu rủi ro nhiều nhất trong những trường hợp này.

Thời gian qua, lãnh đạo Đồng Nai đã phải có nhiều động thái để hạn chế việc tách thửa, phân lô manh mún đe dọa đến phá vỡ quy hoạch toàn tỉnh, hạn chế tình trạng làm bóp méo thị trường bất động sản vốn dĩ đang rất nóng tại đây và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đất phân lô thuộc dự án hút khách

Động thái cứng rắn của chính quyền tỉnh Đồng Nai đã ngay lập tức ổn định được thị trường. Các khách hàng và nhà đầu tư quay sang lựa chọn các sản phẩm bất động sản được quy hoạch bài bản trong các dự án.


Nhiều dự án đất nền khu đô thị có chủ đầu tư uy tín tại Đồng Nai đã thu hút khách hàng và tạo tính thanh khoản cao. Lượng giao dịch tại các dự án này rất nhiều và giá của các sản phẩm tại đây có xu hướng tăng nhẹ do nhu cầu của khách hàng tìm mua khá cao. 

Chẳng hạn tại dự án Khu đô thị thương mại The Viva City, chủ đầu tư LDG Group cung ứng ra thị trường rất nhiều sản phẩm đất nền nhưng bung hàng ra đến đâu thì hết đến đó. Tính riêng quý 2/2017 đến nay, dự án này tung ra hơn 800 sản phẩm đất nền đều đã bán hết.

Bên cạnh đó, đơn vị này còn đưa ra thị trường dòng sản phẩm shop thương mại sở hữu lâu dài phục vụ kinh doanh và đầu tư cho thuê tại Trung tâm thương mại Viva Square nằm ngay mặt tiền tuyến đường kết nối thương mại Đông Tây rộng khoảng 147m của tỉnh Đồng Nai.

Ông Liêm cũng cho biết thêm LDG Group đang hướng đến xây dựng The Viva City trở thành khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại phía Đông Bắc tỉnh Đồng Nai, ngay cửa ngõ đi vào thành phố Biên Hòa và Tp.HCM. 

Tại Khu đô thị thương mại The Viva City, công nghệ năng lượng sạch, hệ thống cáp ngầm và đô thị kết nối thương mại công nghiệp dịch vụ sẽ là tiêu chí hàng đầu để LDG Group đầu tư xây dựng cho khách hàng.
Theo vneconomy.vn 

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Đất nền Bình Dương tăng nhiệt

Đất nền Bình Dương đang có xu hướng tăng giá trở lại, nhiều dự án có mức tăng lên đến 50% chỉ trong một thời gian ngắn.

Giá đất tăng đồng loạt

Từ đầu năm 2016 đến nay, giá đất tại Bình Dương tăng đồng bộ, từ Dĩ An, Thuận An cho đến Bến Cát, Tân Uyên. Mức tăng trung bình từ 20 - 30%, nhất là ở các dự án đã hoàn thiện hạ tầng và pháp lý.

Ở Dĩ An, khảo sát cho thấy giá đất ở một số dự án tăng từ 50 - 150 triệu đồng so với thời điểm chủ đầu tư mở bán. Đơn cử như tại khu dân cư Tân Bình, giá hiện nay là 850 triệu đồng/nền, tăng 100 triệu đồng/nền so với lúc chủ đầu tư chào bán vào tháng 1-2017; khu dân cư Đông Hòa từ 13 triệu đồng/m2 tăng lên 16 triệu đồng/m2…


Tại thị xã Thuận An, các dự án nằm dọc theo quốc lộ 13 giá tăng lên rõ rệt. Các dự án Vĩnh Thuận Giao, Việt Sing, VSIP I…giá đất tăng bình quân 20% so với hồi mới công bố ra thị trường.

Tương tự, ở khu vực huyện Tân Uyên, giá đất cũng leo thang không kém gì ở Dĩ An và Thuận An. Đất nền tại khu VSIP II mở rộng đầu năm 2016 có giá 2,6 triệu đồng/m2 nay đã vọt lên 5 triệu đồng. Hay dự án khu đô thị The Mall City 2 hiện đang được giao dịch trên thị trường với giá từ 1,5 tỉ đồng/nền trong khi giá gốc mà chủ đầu tư đưa ra trước đó chỉ khoảng 700 triệu đồng/nền.

Điểm nóng nhất hiện nay phải kể đến đó là khu vực thị xã Bến Cát. Các dự án nằm ở khu vực trung tâm, gần chợ hoặc khu công nghiệp, giao thông kết nối thuận lợi có mức giá tăng khá mạnh. Ví dụ như dự án khu đô thị Golden Center City giá đã tăng 40 – 50% chỉ trong vòng một năm.

Nguyên nhân khiến giá đất tại Bình Dương tăng mạnh được cho là do nhà đầu tư đang có xu hướng quay trở lại thị trường này sau thời gian “lướt sóng” ở Đồng Nai và TPHCM. Bởi so với các khu vực khác, thị trường đất nền Bình Dương tương đối an toàn, vốn đầu tư thấp nhưng nhiều tiềm năng tăng giá trị.

Các dự án đất nền mới hút hàng

Đầu tháng 7 - 2017, Công ty cổ phần Địa ốc Kim Oanh đã giới thiệu ra thị trường dự án khu đô thị Mega City quy mô 50 ha nằm trên đường đường Hùng Vương, trung tâm thị xã Bến Cát. Ngay lập tức dự án đã thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng, chỉ sau mười ngày công bố đã có hơn 1.000 sản phẩm được giữ chỗ.



Mega City được giới kinh doanh bất động sản đánh giá cao về tiềm năng gia tăng giá trị bởi hội đủ cả ba yếu tố đắt giá của một bất động sản là “cận thị, cận giang, cận lộ”. Cụ thể, dự án nằm ngay khu vực đang phát triển sôi động, bao quanh bởi nhiều khu công nghiệp và khu dân cư sầm uất, sở hữu hơn 1,2km mặt tiền sông Thị Tính và ngay đầu mối của hệ thống giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bên cạnh đó, Mega City còn có đầy đủ các dịch vụ tiện ích gồm trung tâm thương mại Mega Mall hơn 9.000 m2, công viên Mega Park rộng 1,2 ha, trường mầm non, trường tiểu học, khu vui chơi trẻ em, hồ bơi, khu dịch vụ ven sông…theo định hướng trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ mới của thị xã Bến Cát. Ngoài ra, một điểm cộng thêm cho Mega City là giá bán chỉ từ 450 triệu đồng/nền, rất thấp nếu so với mặt bằng giá bất động sản tại Bình Dương, đặc biệt tại khu Mỹ Phước 1 từ 9-25 triệu đồng/m2.

Mới đây, Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (TDC) cũng cho biết đang đầu tư dự án Khu dân cư TDC Hòa Lợi (thị xã Bến Cát) và Khu dân cư xã Lai Hưng (huyện Bàu Bàng). Hai dự án này quy mô không lớn những vẫn đang được khá nhiều khách hàng quan tâm. Ngoài ra, dự án khu đô thị thương mại An Điền quy mô 10 ha của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Thuận Lợi làm chủ đầu tư tại Bến Cát dù chưa công bố chính thức cũng đang được nhiều khách hàng liên hệ để nắm thêm thông tin.


“Bến Cát là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của Bình Dương và đang được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ. Do vậy, những dự án nằm ngay trung tâm thị xã và các khu dân cư kinh doanh sầm uất, nhiều khu công nghiệp lớn hoạt động sẽ được các nhà đầu tư săn lùng vì khả năng tăng giá là rất lớn”, anh Trọng Nhân, khách hàng đã đặt chỗ 3 nền nhà phố tại Mega City, đánh giá.

Khánh Linh


Xem thêm:

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

"Bong bóng" có xuất hiện khi bất động sản Sài Gòn tăng nhiệt?

Liệu "bong bóng" có thể xảy ra khi thị trường bất động sản (BĐS) Tp.HCM tăng nhiệt với khoảng 40.000 căn hộ dự kiến sẽ được mở bán trong năm 2017 và 2018?
Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường của công ty JLL Việt Nam, BĐS mang tính chu kỳ và mỗi chu kỳ đều có sóng. Nếu nắm bắt được chu kỳ thị trường thì sẽ giúp các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội. Tương tự như sự lặp đi lặp lại của các mùa, BĐS sẽ dịch chuyển theo một khuôn mẫu mà thị trường có thể quan sát và dự đoán. Song, chu kỳ BĐS thường không ổn định, mà nó chuyển động theo tốc độ riêng và đây chính là thách thức thực đối với các nhà đầu tư.
Ông Grag Ohan, Giám đốc JLL Việt Nam nhận định, thị trường BĐS tại Việt Nam đã qua thời kỳ "bong bóng" từ năm 2011 và hiện tại người mua đang được tiếp cận mức tín dụng hợp lý hơn, tỷ lệ lạm phát thấp và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại khu vực ASEAN.
Cũng theo vị chuyên gia này, sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu và Luật sở hữu BĐS cho người nước ngoài được nới lỏng đã tạo ra những tín hiệu tích cực cho thị trường. Năm 2015, Việt Nam đã chính thức mở cửa cho người Việt định cư ở nước ngoài đầu tư BĐS, và làn sóng đầu tư đến từ các quỹ đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam.
Liệu "bong bóng" có thể xảy ra khi thị trường BĐS Tp.HCM tăng nhiệt?
Ông Grag dẫn chứng theo một bài viết mới đây trên Harvard Blog, trước khi hình thành một chu kỳ mới, thị trường BĐS thường trải qua qua 4 giai đoạn: Phục hồi - tăng trưởng - sốt nóng - đóng băng.
"Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu dịch chuyển từ giai đoạn tăng trưởng và sốt nóng. Nếu quan tâm đến BĐS ở Mỹ vào giữa những năm 2000, các nhà đầu tư sẽ nhận ra rằng giai đoạn này giá cả tăng vọt đáng kể, các dự án xây dựng quy mô lớn và hầu hết mọi người muốn mua BĐS", ông Grag nói thêm.
Trước bối cảnh thị trường BĐS có dấu hiệu lệch pha cung - cầu, trong đó nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền khan hiếm, các doanh nghiệp BĐS đã tự cứu mình thông qua hoạt động tái cơ cấu đầu tư, tái cấu trúc doanh nghiệp, giãn tiến độ triển khai dự án, cơ cấu lại sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sức mua của thị trường. Đa số các doanh nghiệp BĐS đã lựa chọn phân khúc đầu tư tùy theo thế mạnh của mình, căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu và khả năng tài chính của khách hàng.
Thực tế cho thấy, trong khi thị trường căn hộ cao cấp đang khó khăn để đẩy hàng thì các dự án giá nhà ở giá mềm vẫn hút khách. Do đó, ngày càng nhiều các doanh nghiệp chuyển hướng sang làm nhà giá vừa túi tiền, đáp ứng phần lớn nhu cầu ở thực của đa số người dân.
Đánh giá về thị trường BĐS trong thập kỷ qua, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cho rằng, 10 năm qua là giai đoạn thị trường BĐS Tp.HCM phát triển rất nhanh trên tất cả phân khúc. Thị trường đang vận hành theo chu kỳ “lúc trầm lúc bổng”, có giai đoạn tăng trưởng, có giai đoạn chững lại và suy thoái. Từ cuối năm 2013 đến nay, thị trường BĐS đi vào chu kỳ phục hồi nhưng đã xuất hiện xu thế chững lại trong năm 2016 và tiềm ẩn những yếu tố rủi ro trong năm nay.
Đáng nói, trong hơn một năm qua đã xuất hiện tình trạng lệch pha cung - cầu, nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng và vốn xã hội có xu hướng lệch vào một số doanh nghiệp lớn và phân khúc BĐS cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng.
Tại cuộc họp về kinh tế - xã hội Tp.HCM 6 tháng năm 2017 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Văn Khoa nhấn mạnh, ưu tiên số một của thành phố hiện nay là các đơn vị, sở - ngành làm sao để không xảy ra hiện tượng "bong bóng" BĐS.
Theo Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM, "bong bóng" BĐS chỉ xuất hiện khi hội tụ 3 yếu tố. Thứ nhất là kinh tế phát triển nóng trong một giai đoạn ngắn kinh tế bùng phát, chứng khoán tăng nóng theo; một bộ phận có tiền đầu tư vào BĐS. Thứ hai là khi cơ chế, chính sách về tài chính, tín dụng quản lý không tốt, lỏng lẻo, vay làm dự án rất dễ, dẫn đến phá sản, nợ xấu xảy ra… Thứ ba là hiện tượng đầu tư thứ cấp, nghĩa là người mua đi bán lại chứ không phải có nhu cầu mua nhà để ở, chiếm khoảng 60% trở lên.
Vì vậy, Sở Xây dựng và các quận huyện cần phải có giải pháp không để xảy ra hiện tượng "bong bóng", cung cầu mất cân đối, lượng hàng quá nhiều trong khi nhu cầu không có. Thực tế tại Tp.HCM hiện nay, lượng nhà cao cấp hơi dư thừa, nhà bình dân thì thiếu. Trách nhiệm quản lý của Sở Xây dựng và các ngành là làm sao phát hiện và điều chỉnh kịp thời.
Ông Khoa đề nghị Sở Xây dựng có thể mời tư vấn, Tp.HCM sẵn sàng trả chi phí, nghiên cứu một cách thấu đáo thị trường bất động sản và đề ra các giải pháp, chính sách để ngăn ngừa hiện tượng "bong bóng".
(Theo Trí thức trẻ) 

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

TP.HCM siết phân lô tách thửa, vẫn bùng nhùng kẽ hở

Quy định về diện tích tối thiểu tách thửa đất theo Quyết định 33 của UBND TP.HCM đến nay ít nhiều đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên nhiều đầu nậu, cò đất lợi dụng kẻ hở của quy định này để phân lô bán nền tràn lan.


Cẩn trọng pháp lý dự án nhà đất

UBND TP.HCM đang hoàn thiện quyết định thay thế cho Quyết định 33/2014 (QĐ33) về quy định diện tích tối thiểu tách thửa đất. Sau 3 năm áp dụng thực tế, QĐ33 một mặt được xem là giải pháp cho hàng ngàn người dân có cơ hội sở hữu nhà đất, nhưng cùng với đó là tình trạng phân lô bán nền tràn lan, phá nát quy hoạch chung.

Tại buổi toạ đàm mới đây với chủ đề “Ngăn chặn tách thửa biến tướng”, đại diện một số Phòng TN&MT quận, huyện trên địa bàn TP.HCM cho rằng QĐ33 bị nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng để mua đất nông nghiệp sau đó chuyển mục đích sử dụng đất rồi phân thành từng thửa nhỏ để bán. Để thắt chặt tình trạng này, các quận huyện vẫn đang tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ tách thửa chờ quyết định thay thế.

Tuy vậy, thị trường đất nền vùng ven TP.HCM vẫn rất sôi động, tình trạng phân lô tách thửa diễn ra tràn lan nhưng không phải dự án án nào cũng có pháp lý rõ ràng. Nhiều trường hợp người mua đất vì tin vào lời ngon ngọt của các công ty môi giới mà… ngậm trái đắng.
Khi giao dịch đất nền, người mua cần tìm hiểu kỹ pháp lý của lô đất.


Ông Trần Trung H. (ngụ Đồng Nai) vừa gửi đơn khiếu nại Công ty cổ phần Bất động sản Đất Việt (Công ty Đất Việt) có trụ sở ở phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP.HCM. Theo nội dung đơn, đầu tháng 4/2017 ông H. đặt cọc 150 triệu đồng cho Công ty Đất Việt để mua 3 lô đất do công ty này bán. Gần 1 tháng sau ông H. đã thanh toán thêm 1,75 tỷ đồng.

Sau đó, nhận thấy pháp lý dự án đã mua không rõ ràng, ông H. tìm gặp lãnh đạo Công ty Đất Việt để giải quyết thì công ty đề nghị ông tiếp tục mua lô đất thuộc dự án Hoàng Hữu Nam mới hoàn trả lại số tiền đã thanh toán trước đó cho 2 lô đất còn lại. Thế nhưng, ngày 9/6, qua điện thoại, phía Công ty Đất Việt buộc ông H. phải mua 1 trong 3 lô đất và mất tiền đặt cọc của 2 lô còn lại, với 50 triệu đồng/lô.

Theo ông H, lãnh đạo Công ty Đất Việt trả lời số tiền 1,9 tỷ đồng mà ông đã đóng công ty đã mang đầu tư dự án nên không thể hoàn trả là hết sức phi lý. “Công ty này đã cố tình chiếm dụng vốn của tôi trong một thời gian dài, không công khai thông tin đầu đủ về bất động sản, phân lô đất nền không đúng quy định...”, ông H. bức xúc nói.

Quy định mới có chặt hơn?

Đại diện các Phòng TN&MT quận, huyện cho hay, QĐ33 có một số quy định mà trong đó có những thuật ngữ không được giải thích một cách rõ ràng dễ bị chủ đất lợi dụng “lách luật” phân lô tách thửa tràn lan, tạo nên những khu dân cư đông đúc nhưng hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội không đáp ứng được.

Để khắc phục tình trạng này, trong dự thảo của quyết định thay thế cho QĐ33 quy định thửa đất trên 2.000m2 khi tách thửa phải lập dự án theo quy định của Luật Nhà ở. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, quy định này sẽ khiến các đầu nậu và cò đất nhỏ lẻ phải “chùn tay” bởi không hiệu quả về kinh tế.

Trong khi đó, bà Nguyễn Phương Thảo – Phó Phòng TN&MT huyện Bình Chánh cho rằng, quy định trên 2.000m2 phải lập dự án nhưng chủ đất lại lách luật bằng cách có 5.000m2 thì chỉ chuyển mục đích tách thửa 1.999m2, tiếp đó lại xin chuyển một phần như vậy nữa. Bà Thảo đặt vấn đề nên chăng phải ràng buộc diện tích được chuyển mục đích?

Quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở trong QĐ33 cũng được giới đầu nậu, cò đất tận dụng khá triệt để. Theo đó, diện tích tối thiểu tách thửa giữa đất ở đã có nhà hiện hữu và đất ở chưa có nhà là khác nhau. Do đó, chủ đất lách bằng cách xây những căn nhà tạm trên khu đất trống để làm cơ sở phân lô, tách thửa.

Đại diện Phòng TN&MT quận 9 bà Lê Thị Phương cho hay, tình trạng này không chỉ xảy ra trên địa bàn quận mà nhiều nơi khác. Để tách thửa nhỏ, chủ đất xin phép xây dựng nhà nhỏ rồi hoàn công. Có những căn nhà xây lên không có ai ở nhưng theo quy định đó là nhà hiện hữu, đã hoàn công thì chính quyền vẫn phải giải quyết.

Ngoài ra, đối với trường hợp đất thuộc sở hữu chung nhưng không đủ diện tích tối thiểu để tách thửa thì chủ đất lách bằng cách kiện ra toà đòi phân chia sở hữu. Sau khi có bản án của toà thì việc tách thửa vẫn được thực hiện. 

Để hạn chế việc chia nhỏ thửa đất từ cách làm này, trong dự thảo lần này có quy định phán quyết của toà án ban hành sau ngày quyết định thay thế QĐ33 có hiệu lực cũng phải tuân theo diện tích tối thiểu mà quyết định thay thế quy định.

Quan sát nhiều khu đất được phân lô theo QĐ33, ông Trương Công Nam – Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM cho biết thực trạng một số khu chưa được kết nối với hạ tầng chung. Về lâu dài khi dân số gia tăng thì hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện không đáp ứng được nhu cầu. Trong khi giới đầu nậu phân lô bán kiếm lời rồi đi thì Nhà nước lại phải bỏ tiền để xây dựng hạ tầng cho người dân.

Tại cuộc họp với Sở TN&MT về góp ý cho dự thảo quyết định thay thế QĐ33 vào tháng 5/2017, ông Nguyễn Văn Khoa – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo, quy định về diện tích tối thiểu tách thửa đất phải tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu nhưng cũng phải ngăn được tổ chức, cá nhân lợi dụng để trục lợi.

Xem thêm:

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Trong giai đoạn hiện nay, cơ hội đầu tư vào đất nền còn lớn không?

Cơn sốt đất nền vừa qua đã có phần hạ nhiệt, tính thanh khoản có phần kém đi nhiều so với cách đây hơn 2 tháng trở về trước. Tuy nhiên giá bán vẫn còn cao, có thể những người muốn bán thật tiếp tục chờ đợi không muốn hạ giá, còn dân lướt sóng chưa ra hàng kịp cũng chưa thể “cắt lỗ” nên tiếp tục găm giữ giá.



Nhiều chuyên gia cho rằng, cơn sốt đất dựa vào hệ thống hạ tầng giao thông đang được đầu tư mạnh tại TPHCM không hẳn là sốt ảo. Tuy nhiên, cơn sốt này đang bị các đối tượng đầu nậu lợi dụng thông tin để thổi giá. Đơn cử như chuyện một số huyện lên quận, hay có nhiều siêu dự án của các ông lớn địa ốc cũng đang bị giới đầu nậu lợi dụng làm giá.

Khách hàng lúc này có nên xuống tiền mua đất nền hay tiếp tục chờ những chuyển biến mới, đặc biệt là TP.HCM chuẩn bị ban hành quy định mới thay thế Quyết định 33 về phân lô, tách thửa? Chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Cẩm Tú - Tổng Giám đốc Công ty Eximland về vấn đề này.

Sau khi có thông tin lãnh đạo TP.HCM cảnh báo về tình trạng sốt đất nền do đầu cơ và đưa ra một số biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường đất nền. Là người có kinh nghiệm trong đầu tư kinh doanh các dự án đất nền, bà nhận định như thế nào về phân khúc này hiện nay?

Bất cứ một phân khúc bất động sản nào cũng đều có những cơ hội nhất định, kể cả những lúc thị trường lên hay xuống. Riêng với phân khúc đất nền, cơ hội đầu tư vẫn rất lớn, vấn đề nhà đầu tư phải biết nhìn nhận đâu là bất động sản có thể mang lại giá trị thật sự của của thị trường, bởi đây mới là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp giá trị và thanh khoản tăng cao.

Theo tôi, cơn sốt đất nền thời gian qua chủ yếu rơi vào những khu vực bị thổi thông tin về quy hoạch, như chuyện một số huyện lên quận, hay có nhiều siêu dự án của các ông lớn địa ốc cũng đang bị giới đầu nậu lợi dụng làm giá. Và theo quy luật, những nơi này sốt ảo thì sẽ bị giảm về giá trị thực khi thông tin được công bố, nhà đầu tư nhìn nhận ra bản chất sự việc.

Còn với dòng sản phẩm xuất phát từ nhu cầu thực tế, pháp lý rõ ràng, hạ tầng hoàn chỉnh cùng với sự kích thích của hạ tầng phát triển thì khó giảm. Bởi đây là dòng sản phẩm xuất phát từ nhu cầu thật, mà nhu cầu này thì vô cùng lớn, trong khi quỹ đất như chúng ta đã biết, không thể giãn ra được.

Vậy theo bà, trong giai đoạn hiện nay, cơ hội đầu tư vào đất nền còn lớn không?

Như tôi đã nói ở trên, bất cứ phân khúc nào cũng có cơ hội và rủi ro. Riêng với đất nền được quy họach bài bản, pháp lý hoàn chỉnh cơ hội luôn lớn. Vấn đề quan trọng nhất của việc đầu tư đất nền trước hết phải là pháp lý, phải tìm hiểu đất không nằm trong quy hoạch và có sổ đỏ.

Vấn đề thứ hai là vị trí và tiềm năng phát triển của khu đất định đầu tư, nó phải là nơi xuất phát từ thực tế: từ thực tế về nhu cầu nhà thật đến thực tế về các dịch vụ tiện ích xung quanh đến thực tế của việc di chuyển có thuận lợi không. Một vấn đề không kém phần quan trọng nữa là nếu đất ở trong một khu đô thị được quy hoạch bài bản phải quan tâm đến năng lực của chủ đầu tư. Bởi đều này nó quyết định giá trị gia tăng của sản phẩm trong tương lai.

Phải nói rằng với tâm lý chung của người Việt, nhu cầu đất nền là muôn thuở. Thực tế đã minh chứng, rủi ro lớn nhất của phân khúc đất nền từ nhiều năm qua chủ yếu rơi vào tính thanh khoản của thị trường. Với đất nền giá trị thật, có pháp lý rõ ràng, hạ tầng hoàn chỉnh kèm theo các dịch vụ tiện ích dịch vụ đáp ứng được nhu cầu thật có thể trong một giai đoạn nào đó gặp khó khăn trong giao dịch do bị ảnh hưởng chung của thị trường. Tuy nhiên, thời gian sau khi thị trường bình ổn trở lại, lại hình thành mặt bằng giá mới cao hơn.

Còn với thị trường Đồng Nai, được biết mới đây, tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương siết quy hoạch, cấn phân lô bán nền, diễn biến đất nền Đồng Nai ra sao, thưa bà?

Không chỉ tại TP.HCM mà ngay cả với thị trường Đồng Nai, Bình Dương gần đây đều đã có chủ trương siết quy hoạch, hạn chế phân lô bán nền. Tỉnh này cũng đã xây dựng hệ thống tra cứu thông tin dự án, quy hoạch mà bất kỳ khách hàng nào cũng có thể tra cứu qua điện thoại di động. Thực tế này sẽ khiến sắp tới nguồn cung sản phẩm có pháp lý rõ ràng bị khan hiếm hơn. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ đổ vốn vào các dự án hoàn chỉnh quy hoạch, pháp lý minh bạch.

Bằng chứng là mặc dù thời gian gần đây, mặc dù thị trường Đồng Nai có phần lắng dịu, nhưng với một số dự án có quy mô khá lớn vẫn đạt mức độ thanh khoản tốt và liên tục, điển hình như khu đô thị Long Hưng vẫn thu hút mạnh các nhà đầu tư. Sau 6 tháng mở bán, đã có hơn 1.000 sản phẩm đất nền đã được khách hàng đặt mua. Nhu cầu lớn, giá theo đó cũng liên tục tăng. Cụ thể giai đoạn 1 dự án này chỉ có trung bình khoảng 8 triệu đồng/m2, hiện đã tăng lên 12 triệu đồng/m2.

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, ngoài siêu dự án sân bay Long Thành đang được xúc tiến, tỉnh đang tiến hành thực hiện dự án xây dựng cầu Vàm Cái Sứt trên hương lộ 2 (TP.Biên Hòa) với tổng kinh phí hơn 330 tỷ đồng. Khi xây dựng xong cầu Vàm Cái Sứt và hương lộ 2 sẽ là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven sông Đồng Nai. Đây là trục kết nối trung tâm hành chính TP.Biên Hòa với các khu đô thị Long Hưng, Khu công nghiệp An Phước, đô thị Nhơn Trạch.

Như vậy, là một địa phương giáp với TP.HCM, hệ thống giao thông kết nối đồng bộ, thông tin quy hoạch luôn được cập nhật, phân khúc đất nền Đồng Nai ít bị sốt ảo hơn một số địa phương khác.

Đăng Khải (Theo Trí thức trẻ)

Xem thêm:

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Đất nền Bình Dương có dấu hiệu “nóng” về giá

Sau thời gian im ắng, đất nền thổ cư Bình Dương đang tăng giá bán từ 20 – 30% ở các vị trí có hạ tầng đồng bộ, giáp ranh khu vực Tp.HCM như Dĩ An, Tân Uyên, Thuận An.
Theo tìm hiểu của PV Tuổi trẻ Online, mặc dù không “nóng sốt” như thị trường đất nền Tp.HCM nhưng đất Bình Dương vẫn âm thầm tăng giá bán kể từ thời điểm đầu năm 2017. Đặc biệt, các nền đất dự án phân lô và đất lẻ thổ cư tại khu vực Tân Uyên, Dĩ An, Thuận An giá tăng từ 30% so với giai đoạn đầu. Trong đó, đất dự án mới mở bán ghi nhận giao dịch thành công từ 60 – 80% số lượng nền tung ra.
Đất nền khu vực Dĩ An, giáp ranh Q.9 và Thủ Đức (Tp.HCM) có mức tăng giá rõ rệt nhất. Những dự án mở bán trong tháng 4 và 5/2017 giá tăng thấp nhất 10% so với giai đoạn đầu chào bán vào cuối năm 2016. Đối với những dự án có vị trí giáp ranh các Q.Thủ Đức và Q.9 như KDC phát triển Đô thị Tân Bình, KDC Đông Hòa, KĐT Bình Nguyên, KĐT The Park Luxury… giá tăng nhanh từ 30% trong vòng 6 - 12 tháng. Nếu thời điểm  năm 2015, đất dự án khu vực này “im ắng”, giá chuyển biến nhẹ từ 5 – 10% thì từ giữa năm 2016 đến nay, giá đất tăng nhiệt theo sự nóng sốt chung của các quận lận cận Tp.HCM. Đặc biệt, từ đầu năm 2017, giá đất nền Bình Dương ghi nhận mức tăng trung bình từ 20 – 30% ở các dự án đã có sổ hồng.
Giá đất nền Bình Dương ghi nhận mức tăng trung bình từ
20 – 30% ở các dự án đã có sổ hồng. Ảnh: Nguyệt An
Khảo sát của PV, giá tăng 50 – 150 triệu đồng/nền ở các dự án hạ tầng đã hoàn chỉnh, có sổ hồng riêng. Cụ thể, tại KDC Đô Thị Tân Bình, giá nền đất hiện tại là 850 triệu đồng/nền 70m2. Được biết, giá này đã tăng 100 triệu đồng/nền so với thời điểm chào bán vào tháng 1/2017. KDC Đông Hòa, giá bán nền vào đầu năm 2016 là 13 triệu đồng/m2 đến nay giá đã lên 16 triệu đồng/m2. Tương tự, KDC Biconsi cũng có sự tăng giá bán từ 9.5 triệu đồng/m2 lên 11.2 triệu đồng/m2 chỉ trong vòng 6 tháng.
So với huyện Dĩ An, đất nền dự án Thuận An tăng giá chậm hơn nhưng tính từ đầu năm 2017, khu vực này có dấu hiệu đột biến về giá so với thời điểm năm 2016. Cụ thể là ở hầu hết các dự án đất nền giá tăng từ 15 – 20%, giao dịch đến từ các NĐT lẻ cũng tăng lên đáng kể. Giữa năm 2016 nếu đất dự án huyện Thuận An chủ yếu rơi vào mức 9 – 10 triệu đồng/m2 thì hiện nay đã tăng lên từ 13.5 – 15 triệu đồng/m2. Đặc biệt, tại tuyến đường quốc lộ 13 (Thuận An) giá đất dự án tăng rõ nét từ 2 – 5 triệu đồng/m2 so với giai đoạn đầu mở bán vì hạ tầng được đầu tư và kết nối thuận tiện đến Tp.HCM. Cụ thể, một số KDC như Vĩnh Phú , Thuận Giao, Việt Sing, Vsip…giá đất tăng bình quân 20% so với thời điểm đầu chào bán.
Đất thổ cư lẻ tại khu vực Dĩ An, Thuận An cũng ghi nhận sự tăng giá bán từ cuối năm 2016. Mặc dù mức tăng không bằng đất nền dự án nhưng do sức mua cao ở loại hình này nên giá bán liên tục được điều chỉnh tăng từ 1-2 triệu đồng/m2. Theo ghi nhận của PV, đất lẻ thổ cư của dân bản địa tại khu vực Dĩ An, Thuận An được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới  vì có nhiều NĐT lẻ bắt đầu quan tâm đến loại hình này.
Đất nền phân lô tại huyện Tân Uyên cũng ghi nhận tăng giá gần gấp đôi trong vòng 1 năm trở lại đây. Đặc biệt, từ thời điểm đầu năm 2017, giá đất lẻ thổ cư đã có sổ hồng tại khu vực này ghi nhận mức tăng gần 50% ở các vị trí mặt tiền so với thời điểm đầu năm 2016. Đất nền tại khu Vsip 2 mở rộng (Tân Uyên) hiện đang chào giá bán 500 triệu đồng/nền/100m2. Trong khi vào đầu năm 2016, giá này ở mức 260 triệu đồng/nền cùng diện tích. Được biết, nhu cầu mua đất xây nhà của công nhân làm việc tại các khu công nghiệp gia tăng khiến giá đất thổ cư tại đây cũng bắt đầu “làm giá” tăng theo.
Theo ghi nhận của PV, đất nền Bình Dương không chỉ tăng giá ở các khu vực dân cư hiện hữu, hạ tầng giao thông kết nối hoàn chỉnh như khu vực Dĩ An, Thuận An mà ở một số khu vực dân cư thưa thớt, tiện ích xung quanh còn hạn chế như huyện Tân Uyên giá vẫn tăng đều. Thậm chí mức tăng khu Tân Uyên còn cao hơn khu Dĩ An – nơi giáp ranh Tp.HCM. Theo các môi giới, giá đất một số khu vực tại Bình Dương có dấu hiệu tăng cao từ thời điểm cuối năm 2016 đến nay là bởi NĐT Tp.HCM đổ về đây săn đất ngày càng nhiều. Đồng thời, đường xá, tiện ích cộng đồng, trình độ dân trí ở khu vực Dĩ An, Thuận An đang phát triển cũng là một trong các nguyên nhân thúc đẩy nhu cầu sinh sống của một bộ phận cư dân làm việc tại Tp.HCM, khiến giá đất “hồi sinh” theo.
Anh Huỳnh Đại Trí, nhân viên kinh doanh sàn giao dịch BĐS Phú Phong cho biết: “Số lượng NĐT Tp.HCM về Bình Dương săn đất lẻ thổ cư ngày càng nhiều. Nhu cầu chỗ ở của dân lao động tỉnh lẻ làm việc tại các khu công nghiệp Bình Dương gia tăng là 2 nguyên nhân khiến giá đất Bình Dương tăng giá thời gian qua”. Theo anh Trí, đất Bình Dương không “sốt” hoặc đột biến về giá như khu vực Tp.HCM nhưng thực chất, giá đất vẫn tăng đều đều. Có những nơi vị trí đẹp, sức mua tốt, giá bán các nền giai đoạn tiếp theo có thể tăng gần gấp đôi so với giai đoạn đầu mở bán.
Còn theo anh Nguyễn Hà, nhân viên kinh doanh Công ty Dịch vụ BĐS Phúc Đạt, đất nền dự án khu vực Dĩ An ghi nhận sức mua tốt, giá chuyển biến từ 10 – 30% ở các dự án đã có sổ hồng. Hoạt động mua rồi ký gửi công ty bán lại của NĐT lẻ tăng rõ nét từ thời điểm cuối năm 2016 khiến giá bán ra cũng được điều chỉnh liên tục. Anh Hà cho rằng: “So với mức tăng của các quận ven Tp.HCM, giá đất Bình Dương vẫn ở ngưỡng trung bình và có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới”.
Tìm hiểu được biết, hiện tượng đầu cơ găm hàng rồi thổi giá bán, “cò” nâng giá  đất cũng là tình trạng đã và đang diễn ra ở một số khu vực của Bình Dương. Vì thế, giá đất leo thang thời gian qua ở một vài nơi xuất phát từ  yếu tố này.